Hiểu đúng về cân nặng và sự phát triển của trẻ nhỏ

1. Tác hại khi quá đặt nặng vấn đề về cân nặng lên trẻ nhỏ

Các bậc phụ huynh thường quá chú trọng cân nặng của trẻ, mỗi khi con không đạt cân nặng chuẩn cha mẹ có suy nghĩ ngay con mình đang ăn không đủ lượng, ăn bị thiếu chất. 

Tâm lý này khiến nhiều bậc phụ huynh cố tìm nhiều cách cho bé ăn dặm sớm, ăn càng nhiều càng tốt, tư tưởng cho rằng ăn miếng nào hay miếng đó, thúc giục bé ăn một cách vô thức. Không chỉ vậy, bố mẹ còn tạo cho trẻ rất nhiều nếp ăn không lành mạnh như: 

Hậu quả dẫn đến việc trẻ có thể mắc chứng biếng ăn không hồi phục đến 4 tuổi, hoặc biếng ăn giai đoạn, biếng ăn tâm lý, bị béo phì, suy dinh dưỡng, các rối loạn tiêu hóa, suy thận, mất cân bằng tăng trưởng, thiếu hụt vi chất. 

2. Hiểu đúng về cân nặng tiêu chuẩn của trẻ

Cân nặng là một phần quan trọng đánh giá khả năng tăng trưởng của bé. Nó thể hiện mức độ hấp thu chất dinh dưỡng và mức độ phát triển bình thường của các cơ quan. Đồng thời cân nặng cũng phản ánh trạng thái bệnh lý hay bình thường của bé.

Tuy nhiên, cân nặng của trẻ không phải là yếu tố duy nhất để cho thấy bé không phát triển tốt. Chuẩn cân nặng chỉ là 1 yếu tố trong đánh giá tăng trưởng với hướng dẫn ước lượng trung bình, không mang tính là tuyệt đối bởi:

3. Cân nặng và sự tăng trưởng của trẻ

Các bé 8 tháng tuổi trở lên, cân nặng thường không chính xác do các bé bắt đầu có sự tự điều chỉnh cho phù hợp với phát triển tự nhiên của cơ thể, trẻ sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng bằng việc tự giảm lượng ăn trong bữa. 

Sự tự điều chỉnh này khác với tình trạng biếng ăn của trẻ, và sẽ diễn ra trong một vài tuần để cân nặng trẻ quay về trạng thái bình thường. Do đó sẽ có 1-2 tháng bé đứng cân hoặc giảm, tuy nhiên chiều cao vẫn đang phát triển thì bé vẫn tăng trưởng bình thường.

Ví dụ: Bé nhà quá bụ bẫm, trong 1 - 2 tháng sau bé có thể không tăng cân hoặc có thể sụt cân về chuẩn là vẫn bình thường, việc điều chỉnh này là có xu hướng có lợi cho sức khỏe của bé.

Bố mẹ nên tôn trọng nhu cầu ăn uống bé và đợi 1 vài tuần để bé điều chỉnh lại lượng ăn ban đầu. Trường hợp nếu bé giữ nguyên lượng ăn thì đó là nhu cầu thực của bé; thay vì việc cố ép con ăn nhiều trong bữa, bố mẹ hoàn toàn có thể chia nhỏ bữa ăn hoặc cho trẻ ăn thêm bữa phụ với hoa quả tươi, cháo, thực phẩm bổ sung để đảm bảo không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

4. Kiểm soát cân nặng của trẻ một cách khoa học

Cân nặng của trẻ không phải lúc nào cũng tăng đều đều. Khi đánh giá sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ, các chuyên gia dinh dưỡng không chỉ đánh giá qua cân nặng mà dựa vào rất nhiều yếu tố khác như chiều cao, chế độ ăn của bé, hoạt động thể chất của bé, phản xạ,… 

Gs.Bs. Rana, bệnh viện Trẻ em Hoàng gia London, Anh nhấn mạnh: "Trong đánh giá tăng trưởng và phát triển não bộ, chúng tôi chỉ xem cân nặng và chiều cao chỉ là 1 yếu tố trong 6 yếu tố đánh giá, nghĩa là tỷ lệ đánh giá chưa tới 17%, do đó nó không phải là yếu tố quyết định là "bé còi hay chậm phát triển". Các bé sẽ được chúng tôi đánh giá toàn diện 6 yếu tố để đưa ra kết luận bé có vấn đề liên quan đến kém tăng trưởng và chậm phát triển não bộ hay không". 

Bởi vậy trường hợp trẻ có cân nặng dưới chuẩn, nhưng vào thời điểm đó các chỉ số khác của trẻ đều phát triển và duy trì ổn định thì chứng tỏ trẻ vẫn đang ở mức tăng trưởng tốt. Bố mẹ sẽ thấy con yêu dần dần đạt cân nặng và chiều cao chuẩn nhờ thực phẩm hàng ngày mà không cần biện pháp can thiệp nào.

Chính vì thế, việc so sánh cân nặng của đứa trẻ này với đứa trẻ khác là việc làm hoàn toàn vô nghĩa, bởi mỗi trẻ có sự phát triển và tốc độ phát triển khác nhau.

Bố mẹ khi muốn kiểm soát về cân nặng của con, nên nhìn nhận vào quá trình tăng cân từng tuần. Tỷ lệ tăng cân từng tuần theo độ tuổi như sau:

Lưu ý theo dõi cân nặng của trẻ trong 5 tuần liên tiếp.

- Nếu trẻ có số tuần đạt tỷ lệ tăng cân chuẩn nhiều hơn số tuần tăng cân không đạt chuẩn. Vậy trẻ vẫn đang tăng trưởng bình thường, việc bé tăng cân không đều giữa các tuần là do bé đang điều chỉnh. 

- Ví dụ: trẻ 6 tháng tuổi, theo dõi trong 5 tuần: 3 tuần tăng 90 g/tuần, 2 tuần chỉ tăng 67 gr/tuần. Kết quả này cho thấy bé vẫn tăng trưởng bình thường

Các bậc phụ huynh nên liên hệ và lắng nghe lời tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách đánh giá bé toàn diện. Tránh tự ý làm nhiều việc chỉ vì muốn tăng cân cho con nhưng lại không nắm rõ vấn đề, điều này có nguy cơ làm hại trẻ nhiều hơn là giúp trẻ tăng cân.