Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

(Đối với trẻ mầm non)

Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp giảng dạy Montessori

Phương pháp giảng dạy Montessori được đặt theo tên của người sáng lập là nhà giáo dục Maria Montessori (1870 – 1952), sinh ra tại thành phố Chiaravalle, Ý. 

Bà bắt đầu triển khai ý tưởng từ năm 1897, sau khi trở về từ khóa học giáo dục tại Đại học Rome.

Ngay từ thời điểm ban đầu, bà Maria đã tiến hành phương pháp của mình dựa trên các quan sát về trải nghiệm của trẻ nhỏ với môi trường sống xung quanh, với các bài học và giáo cụ được thiết kế chuyên biệt. Bà thường tự hào gọi công việc của mình là “giáo dục mang tính khoa học”. 

Phương pháp này đã gặt hái được thành công vang dội tại quê nhà và nhanh chóng trở nên phổ biến tại Mỹ từ năm 1911.  

Đặc trưng của phương pháp Montessori

Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori như sau:

Phương pháp Montessori dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản

1. Môi trường học tập và phát triển

Một lớp học thiết kế theo phương pháp giảng dạy Montessori tựa như một thế giới thu nhỏ dành cho trẻ. Với tất cả đồ dùng, bàn ghế,… vừa kích cỡ và nằm trong tầm với của trẻ, để trẻ có thể tự do khám phá mọi thứ bằng tất cả giác quan. 

Một lớp học Montessori sẽ bao gồm các độ tuổi khác nhau nhưng không chênh lệch quá nhiều, để các bé có thể học hỏi từ các bạn lớn tuổi hơn.

2. Sự tự lập 

Nhà sáng lập phương pháp Montessori cho rằng trẻ em cần được tự lập từ sớm. Giáo viên sẽ khuyến khích trẻ tự thực hiện mọi thứ từ những việc nhỏ nhất, như bày bàn ăn, ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi,… 

Ngoài ra, trẻ còn có cơ hội thực hiện các dự án nhỏ một mình, với sự quan sát từ xa của giáo viên. Các bé sẽ được tự do chọn lựa hoạt động, dụng cụ và quyết định thời gian hoàn thành. Giáo viên chỉ giúp đỡ trẻ khi thật sự cần thiết.

3. Quan sát học sinh

Giáo viên không chỉ quan sát để xem khi nào học sinh cần sự hỗ trợ mà còn ghi nhận các đặc điểm tự học ở trẻ, từ đó tìm ra đâu là các điểm mạnh và các điểm còn hạn chế, nhu cầu học hỏi của trẻ là gì để kịp thời đáp ứng.

4. Giáo cụ chuyên biệt

Bộ giáo cụ Montessori gồm 134 trò chơi khác nhau nhằm phát triển tốt cả 5 giác quan, nâng cao kỹ năng sống, ngôn ngữ, toán học, địa lý văn hóa. 

Giáo viên sẽ được hướng dẫn bài bản để hiểu ý nghĩa của từng trò chơi và cách truyền đạt lại cho trẻ. 

Trong giờ học, trẻ sẽ tự chọn trò chơi cho mình và học hỏi từ trò chơi đó.  

Môi trường sư phạm Montessori phải đảm bảo 05 yếu tố

Môi trường Montessori phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây:

Các mức độ phát triển của lứa tuổi người học theo phương pháp Montessori

Giai đoạn đầu tiên

Là giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. 

Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân. Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ này của trẻ, bao gồm khái niệm về trí tuệ thẩm thấu, thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hoá.

Giai đoạn thứ hai (trẻ từ 6-12 tuổi)

Trong giai đoạn này, Montessori quan sát sự thay đổi về tâm sinh lý của trẻ, từ đó thiết kế môi trường học tập, kế hoạch bài giảng, học cụ phù hợp với những tích cách mới đặc trưng ở trẻ. 

Về mặt sinh lý, bà quan sát được quá trình thay răng ở trẻ và sự phát triển chiều cao của cơ thể trẻ. 

Về mặt tâm lý, Montessori nhận thấy có sự xuất hiện của ‘khuynh hướng tập thể - "herd instinct" – nghĩa là trẻ có xu hướng làm việc và giao tiếp theo nhóm; ngoài ra trẻ sở hữu trong mình trí tưởng tượng và biện giải vô cùng phong phú. 

Qua những gì quan sát được, Montessori cho rằng quá trình ‘làm việc’ và phát triển của trẻ trong giai đoạn thứ hai này sẽ giúp chúng hình thành nên tính tự lập, khôn khéo, có tính tổ chức xã hội và dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức.

Giai đoạn thứ ba – giai đoạn thiếu niên (trẻ từ 12-18 tuổi)

Montessori quan sát thấy đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý rất quan trọng – nói cụ thể hơn là trẻ trải qua giai đoạn dậy thì trong thời kỳ này. 

Tâm lý của trẻ thường không ổn định và chúng gặp nhiều vấn đề về khả năng tập trung cũng như sáng tạo. Thay vào đó, ở trẻ hình thành tính ‘phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân’. 

Montessori sử dụng thuật ngữ ‘bình ổn – valorization’ để mô tả điều này. Bà cho rằng giai đoạn thứ ba đánh dấu việc hình thành và phát triển của một người lớn trưởng thành ở trẻ.

Giai đoạn thứ tư (trẻ từ 18-24 tuổi)

Montessori không tập trung nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. 

Bà cho rằng những gì được đào tạo trong những giai đoạn đầu là tiền đề để trẻ phát huy khi tiếp xúc với cấp độ học văn hóa và khoa học cao hơn về sau này, từ đó có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định cho xã hội. 

Montessori nhận thấy giai đoạn này con người có thể làm việc kiếm tiền và độc lập về tài chính. 

Việc hạn chế số năm học đại học cũng không cần thiết vì theo bà, học tập có thể theo đuổi con người suốt cuộc đời.